TPHCM: Nhiều doanh nghiệp lớn nhưng vẫn thiếu thương hiệu mạnh

(KTSG Online) – Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, doanh nghiệp của TPHCM đang trở thành một nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết đối với trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước này.

Thiếu thương hiệu mạnh

TPHCM đang thiếu nhiều thương hiệu mạnh dù có nhiều doanh nghiệp lớn, theo chia sẻ của nhiều diễn giả tại hội thảo “Phát triển thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp TPHCM” do UBND TPHCM phối hợp cùng TBKTSG tổ chức ngày 20-12.

Chủ trì hội thảo, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết hội thảo là cơ hội để lãnh đạo các cấp lắng nghe ý kiến, góp ý của các chuyên gia về câu chuyện xây dựng thương hiệu, vốn còn bỏ ngỏ trong thời gian qua, dù thành phố đã đẩy mạnh nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp địa phương.

“Lãnh đạo thành phố nhận thức sâu sắc rằng để hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì phải xây dựng và phát triển thành công các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp mạnh của thành phố”, ông Phong chia sẻ.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM, phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Thành Hoa

Dẫn lại số liệu thống kê của Forbes Việt Nam, người đứng đầu UBND TPHCM cho biết trong số 40 thương hiệu công ty có giá trị của Việt Nam được Forbes bình chọn thì những cái tên của TPHCM chiếm tỷ lệ khiêm tốn, trong khi thành phố rất cần những doanh nghiệp đủ năng lực và tiềm lực để nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế của địa phương. Trong khi đó, xét về nền tảng cơ sở, TPHCM hiện đang đóng góp 24% GDP của quốc gia và chiếm 52% số lượng doanh nghiệp cả nước.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho biết các thương hiệu của TPHCM góp mặt vào các chương trình thương hiệu quốc gia hiện còn khá “khiêm tốn”. “Có thể kể tên nhiều sản phẩm trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP với Hà Nội như Gạch Bát tràng, Cốm Thanh Trì, nhưng với TPHCM thì hơi khó”, ông Thành dẫn chứng.

Trên thực tế, thiếu thương hiệu mạnh cũng là vấn đề chung của Việt Nam chứ không chỉ riêng TPHCM. Theo Brand Finance, giá trị quốc gia Việt Nam ước tính đạt 243 tỉ đô la, xếp sau nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.

Về phía doanh nghiệp, vấn đề xây dựng thương hiệu cũng được chú trọng trong những năm gần đây. Thậm chí, câu chuyện xây dựng, phát triển, quản trị thương hiệu còn trở nên “thực dụng” hơn so với trước đây, ông Thành bình luận.

TS. Võ Trí Thành trình bày tại sự kiện. Ảnh: Thành Hoa

Theo ông Nguyễn Đức Sơn, chuyên gia về chiến lược thương hiệu, có thể chia doanh nghiệp ở Việt Nam muốn phát triển thương hiệu thành 2 nhóm. Một nhóm là doanh nghiệp lớn hoạt động lâu đời, kinh doanh thành công trong một thời gian dài; còn nhóm thứ hai là các công ty khởi nghiệp. Điểm khác nhau là chiến lược phát triển thương hiệu có trước hay có sau khi khởi nghiệp, nhưng điểm chung là sự “hoang mang” về “chuẩn” phát triển thương hiệu, đó là nên làm như thế nào và mối lo ngại điều mình làm có đúng hay không.

Trên thực tế, theo ông Võ Trí Thành, giá trị của thương hiệu được khách hàng hình dung trong tâm trí, ngay cả khi chưa biết được cụ thể đó là sản phẩm gì. Ví dụ, khi nói đến hàng hóa Nhật Bản sẽ nghĩ đến yếu tố chất lượng tốt, hay cũng có những thương hiệu được tạo ra “có ý đồ” như Las Vegas là trung tâm giải trí, Dubai là thành phố thông minh hiện đại bậc nhất. Vì vậy, điều mà TPHCM cần xác định trước là chúng ta đang có cái gì và sẽ làm cái gì, ông Thành nói.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM, trao đổi với đại biểu doanh nghiệp Ý, Thái Lan và Việt Nam bên lề hội thảo. Ảnh: Huỳnh Kim.

Đi tìm thương hiệu cho TPHCM

Theo ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, thương hiệu không đơn thuần là thông điệp sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp mà còn là hình ảnh của quốc gia, địa phương trong quá trình hội nhập.

Theo đó, phát triển thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp thành phố là tình huống win – win. “Nếu xem thương hiệu như là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện “thế giới phẳng” như hiện nay thì đối với chính quyền thành phố, thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp được xem là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước”, ông Kiên chia sẻ.

Tuy nhiên, phát triển thương hiệu không phải là câu chuyện có thể làm trong một sớm một chiều. Tại hội thảo, thách thức mà nhiều diễn giả nhắc đến vẫn là công tác định hướng bằng chính sách của cơ quan quản lý.

Góp ý tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Thịnh, đại diện Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho biết có nhiều phương hướng xây dựng và phát triển thương hiệu, chẳng hạn như xây dựng thương hiệu dựa trên du lịch địa phương, hoặc đơn giản hơn là sản phẩm địa phương.

Ông Thịnh cũng gợi ý TPHCM có thể làm theo mô hình thương hiệu chứng nhận. Ví dụ như rượu vang Bordeaux có hiệp hội riêng kiểm soát về chất lượng sản phẩm, sản xuất, chế biến và cả thương mại, theo mô hình chỉ dẫn địa lý. Hay trường hợp khác là cà phê Columbia theo mô hình thương hiệu tập thể, cũng có một ban kiểm soát chặt chẽ, sẵn sàng bao tiêu và hỗ trợ về mặt thương mại.

Một phương án nữa là tổng hợp theo những hướng đi ở trên, tương tự như cách thức mà Hàn Quốc hay New Zealand đang làm. “Tuy nhiên, phương án này đòi hỏi nguồn lực tập trung rất lớn, từ ngoại giao, thu hút đầu tư, lao động, phát triển sản phẩm, khai thác toàn bộ giá trị truyền thống bản địa,…”, ông Thịnh cho biết.

Cũng theo ông Thịnh, Việt Nam cũng có những bước chuyển đổi quan trọng trong tư duy xây dựng thương hiệu. Trong giai đoạn 2003-2020, chương trình quốc gia chủ yếu nhắm đến sản phẩm, hướng đi được đánh giá là đơn giản nhất. Còn đến giai đoạn 2020 – 2030 thì tiếp cận theo hướng thương hiệu địa phương. “Hiện các địa phương trong cả nước đang khởi động và bắt đầu, như Quảng Ninh hay Đồng Tháp. Đây là bài toán mà các địa phương đang quan tâm”, ông Thịnh nói.

Đại diện các doanh nghiệp “đầu đàn” của Thành phố chia sẻ kinh nghiệm phát triển thương hiệu. Ảnh: Thành Hoa.

Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu, ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Tiếp thị của Saigon Co.op, nêu ví dụ: Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) dự kiến tổ chức tại TPHCM vào năm 2020, sau nhiều lần hợp tác, trao đổi cùng chính quyền địa phương. “Tổ chức tuần lễ tại địa phương là một trong những cách giúp phát triển thương hiệu rộng rãi và đi sâu hơn”, ông Huy chia sẻ.

Trong khi đó, ông Thái Tuấn Chí, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn thời trang Thái Tuấn, cho rằng chính quyền cần định hướng và có chính sách ưu tiên để doanh nghiệp đầu tư vào ngành đã định hướng, nhưng cũng cần phải đặt ra những tiêu chí gắt gao.

Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp lớn và lâu đời tại TPHCM cũng chia sẻ những kinh nghiệm đã vượt qua những khó khăn để vươn lên trở thành những cái tên tiêu biểu trong làng doanh nghiệp thành phố, như Saigon Co.op, Thái Tuấn, Vissan, hay Saigon Tourist và Sơn mài Minh Phương. Bài học chung của các thương hiệu này là doanh nghiệp đã chủ động sáng tạo, mạnh dạn đầu tư vào công nghệ, nhắm đến phân khúc khách hàng cụ thể hoặc phân khúc cao cấp.

Bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, các chuyên gia đều nhận định rằng vai trò của chính quyền thành phố là đặc biệt quan trọng, trong đó có việc xác định tầm nhìn của địa phương gắn liền với quốc gia.

“Cần phải có chính sách chung, có những ưu tiên và sản phẩm chủ lực, gắn với quốc gia và tầm nhìn về TPHCM trong tương lai. TPHCM liệu muốn trở thành thành phố thân thiện, sáng tạo hay thành phố xanh, hay thành phố sôi động?”, TS. Thành đặt câu hỏi.

Về phía TPHCM, lãnh đạo Thành phố đưa ra cam kết sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ quảng bá, phát triển thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp. Thành phố hiện đang tập trung hoàn thành đề án xây dựng TPHCM trở thành khu đô thị thông minh gắn với đô thị sáng tạo.

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết Thành phố sẽ sớm có đề án xây dựng phát triển thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp. Ảnh: Thành Hoa

Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đánh giá cao những chia sẻ của diễn giả và chuyên gia tham dự, với mong muốn xây dựng các thương hiệu là niềm tự hào TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

“Xây dựng giá trị thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường quốc tế là mong muốn của tất cả doanh nghiệp. Chính quyền TPHCM sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, các thương hiệu doanh nghiệp đã có và sẽ có trong tương lai. Hội thảo này là chất liệu cho đề án xây dựng giá trị thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp trong thời gian tới”, ông Tuyến cho biết.

Bước đi cụ thể tiếp theo của Thành phố là ngay trong năm 2020 sẽ giao cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức bình chọn thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp TPHCM vào dịp lễ 30-4.

“Thương hiệu được vinh danh không chỉ trong hoạt động kinh doanh mà còn là uy tín và bền vững. Các tiêu chí cụ thể sẽ được tính toán và công khai, minh bạch”, ông Tuyến nói.

Dũng Nguyễn

BẢNG CÂU HỎI

Lâu nay, khi nói đến xây dựng thương hiệu, phần lớn chúng ta nghĩ nhiều đến cách thức truyền thông, quảng cáo, thiết kế logo, slogan – là việc thể hiện hình ảnh thương hiệu, nhưng để xây dựng được thương hiệu không đơn giản là vậy. Truyền thông quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng để bán hàng, góp phần xây dựng và duy trì nhận diện thương hiệu, nhưng chức năng của truyền thông quảng cáo chỉ là bước trung gian, là công cụ kết nối giữa giá và giá trị, giữa thương hiệu và khách hàng chứ không phải nơi “bắt đầu” hay điểm “chuyển tiếp” của quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Tiếp thị thương hiệu và bảo vệ thương hiệu ngày nay đã khác, nó không còn là nhiệm vụ duy chỉ của bộ phận chức năng mà đã là trách nhiệm của toàn hệ thống kinh doanh. Khách hàng ngày nay đã thay đổi, họ không còn trả tiền chỉ cho sản phẩm hay dịch vụ, mà cho toàn bộ hệ thống kinh doanh. Một chiến dịch truyền thông hiệu quả là làm nổi bật được những lợi ích thương hiệu một cách sáng tạo, chứ không phải sáng tạo ra những giá trị trừu tượng mông lung khó lượng hoá và sở hữu.

Sản phẩm được làm ra từ nhà máy nhưng thương hiệu được định hình trong tâm trí người tiêu dùng và quá trình định hình thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng đòi hỏi thời gian với cả một chặng đường chinh phục trái tim khách hàng bằng sự hoàn thiện sản phẩm liên tục, chất lượng đảm bảo, hình ảnh thương hiệu nhất quán, phù hợp với người dùng và thời đại…

Xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ bên trong, khởi đầu với người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp nhưng quyết định đến sự bền vững lại nằm ở từ những nhân sự có ít quyền lực nhất ở trong công ty. Có vậy mới tập hợp sức mạnh đội ngũ, tinh thần tự giác, tính nhất quán và cả sự kiểm soát nội bộ tránh những sự sai sót nhỏ nhưng gây hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra…có thể làm sụp đổ một thương hiệu nổi tiếng lâu đời.

Ngoài ra, việc sở hữu một thương hiệu mạnh với một ý tưởng thương hiệu độc đáo cũng không thể đảm bảo cho sự thành công vĩnh viễn của doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy rằng “Một doanh nghiệp thành công không chỉ do sở hữu một thương hiệu nổi tiếng nhưng chắc chắn họ phải có một mô hình kinh doanh hiệu quả” và việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu, trách nhiệm và quyền lực không chỉ gói gọn ở “Tổng hành dinh”.

Chính vì những lý do trên, việc đánh giá và nhận xét về sức khoẻ của một thương hiệu ngày nay không chỉ dừng lại ở phần bề nổi – truyền thông, mà còn phải xét đến những yếu tố nền tảng thương hiệu (Brand platform) – là nền móng sức mạnh thương hiệu, giúp doanh nghiệp thực sự sở hữu được các lợi thế cạnh tranh lâu dài và bền vững.

Từ quan điểm kể trên, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, với sự tư vấn của các chuyên gia về xây dựng thương hiệu, đã thiết kế ra bảng câu hỏi dưới đây để qua đó chọn ra những doanh nghiệp xứng đáng để trao danh hiệu Thương hiệu Vàng TP. Hồ Chí Minh.

Bảng Câu Hỏi  
1. Tuân thủ pháp luật: 10 điểm Không Điểm tối đa Điểm doanh nghiệp tự chấm
a.   Minh bạch tài chính (Doanh nghiệp có báo cáo tài chính không ? Báo cáo tài chính có được kiểm toán bởi tổ chức độp lập? Doanh nghiệp có công bố công khai báo cáo tài chính không?)     4  
b.   Công bố thông tin báo cáo tài chính đúng hạn và ít sai lệch không ? (dành cho doanh nghiệp niêm yết)     2  
c.   Doanh nghiệp có áp dụng các quy định về vệ sinh an toàn thực thẩm, và các Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn chất lượng khác trong nước và quốc tế.     4  
Diễn giải: …………………………. ………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………….  
2. Hiệu quả hoạt động: 10 điểm Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Điểm tối đa Điểm doanh nghiệp tự chấm
a.   Doanh thu       3  
b.   Lợi nhuận       3  
c.   Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận       3  
d.   Tỉ lệ phần trăm doanh thu của từng sản phẩm (nhóm sản phẩm) đăng ký tham gia.       1  
 
3. Đạo đức kinh doanh: 10 điểm Không Điểm tối đa Điểm doanh nghiệp tự chấm
a.     Doanh nghiệp có xây dựng và áp dụng bộ chuẩn mực về đạo đức kinh doanh không? (nếu có xin liệt kê một số ý chính), trong đó bao gồm bảo vệ môi trường, chính sách minh bạch, phòng chống tham nhũng…     3  
b.     Doanh nghiệp có quan tâm tạo ra nơi làm việc an toàn, thân thiện; có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động không? (nếu có xin vui lòng cho biết những hoạt động đầu tư cụ thể cho mục tiêu này)     3  
c.      Doanh nghiệp có xây dựng qui trình, có hệ thống tiếp nhận và xử lý khiếu nại của người tiêu dùng không? (nếu có xin cho biết trung bình thời gian giải quyết một khiếu nại mất bao lâu).     3  
d.     Các nội dung khác: ………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………… ……………… 1  
 
4. Các hoạt động xã hội: 10 điểm Không Điểm tối đa Điểm doanh nghiệp tự chấm
a.   Doanh nghiệp  có các hoạt động của xã hội hay không?     2  
b.   Các hoạt động chăm lo đời sống cho nhân viên ?   4  
c.   Số tiền bình quân của doanh nghiệp chi ra hàng năm cho các hoạt động xã hội   4  
  1. Doanh nghiệp có các hoạt động của xã hội:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
  1. Các hoạt động chăm lo đời sống cho nhân viên:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
  1. Số tiền bình quân của doanh nghiệp chi ra hàng năm cho các hoạt động xã hội:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
5. Nhân sự và chính sách nhân sự: 10 điểm Điểm tối đa Điểm doanh nghiệp tự chấm
a. Trình độ chuyên môn của người lao động (%): 3  
Thạc sĩ :…%  ;Cử nhân/ kỹ sư:…% ;Lao động phổ thông/Lao động có tay nghề:…%;   Khác:…%
b. Doanh nghiệp có tuyển dụng lao động chuyên môn là người nước ngoài hay không? (bao nhiêu %). 1  
Có:           Bao nhiêu;        % Không:
c. Tỉ lệ tăng lương bình quân cho doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất: 3  
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
?  % ? % ? %
d. Những chính sách thưởng và phúc lợi doanh nghiệp đang áp dụng cũng như các chương trình phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp hiện tại và cho tương lai:…………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………   2  
e. Vài nét về văn hóa doanh nghiệp (nếu có): …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………   1  
 
6. Nghiên cứu và phát triển (R&D), giải pháp đổi mới sáng tạo bao gồm các giải pháp hữu ích: 10 điểm Không Điểm tối đa Điểm doanh nghiệp tự chấm
a.   Doanh nghiệp có đầu tư cho R&D (hoặc doanh nghiệp có những chương trình nhằm phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ) không? (nếu có xin cho biết tỉ lệ phần trăm trên doanh thu hàng năm dành cho hoạt động R&D hoặc chi phí hàng năm dành cho hoạt động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ) ………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………. 4  
b.   Các giải pháp đổi mới sáng tạo trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp ?     2  
c.   Công nghệ doanh nghiệp đang áp dụng cho quy trình sản xuất là do doanh nghiệp tự nghiên cứu hay nhập khẩu, tính cập nhật ? Tự nghiên cứu   Nhập khẩu     3  
d.   Doanh nghiệp có chiến lược đầu tư và đổi mới công nghệ, quản lý bán hàng cho doanh nghiệp hay không ?     1  
 
7. Tầm nhìn chuyển giao thế hệ: 10 điểm Không Điểm tối đa Điểm doanh nghiệp tự chấm
a.   Chiến lược phát triển nguồn nhân lực     3  
b.   Có giải pháp áp dụng để đào tạo nguồn nhân lực     3  
c.   Doanh nghiệp dành ra bao nhiêu phần trăm (%) trên doanh thu hàng năm để đầu tư cho nguồn nhân lực   4  
  a.Chiến lược phát triển nguồn nhân lực (nếu có):……………………………………… ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………..   b.Có giải pháp áp dụng để đào tạo nguồn nhân lực (liệt kê nếu có):……………… ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. c.% doanh thu hằng năm để đầu tư cho nguồn nhân lực: ……………………………. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………..  
8. Quảng bá thương hiệu: 20 điểm Điểm tối đa Điểm doanh nghiệp tự chấm
a. Sơ lược về tầm nhìn và mục tiêu định vị và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp – và những hoạt động để thực hiện:……………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………….   4  
b. Các hoạt động quảng bá thương hiệu doanh nghiệp đang áp dụng: ……………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………….   4  
c. Doanh nghiệp có kế hoạch và giải pháp bảo vệ thương hiệu hay không? (Các công cụ bảo vệ thương hiệu: (1) chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; (2) sử dụng các biện pháp kỹ thuật, (3) sử dụng các rào cản tâm lý; (4) sử dụng rào cản chi phí chuyển đổi; (5) các chương trình khách hàng thường xuyên và các biện pháp khác của doanh nghiệp)……………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………….   6  
d. Doanh nghiệp có các báo cáo nghiên cứu về tiếp thị không? Nếu có xin tóm lược một số kết quả của báo cáo gần nhất về: Độ nhận biết thương hiệu như: Share of voice (SOV); Top of mind (TOM); Brand awareness; Các phản hồi đánh giá của khách hàng về thương hiệu nếu có………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………….   6  
 
9. Hệ thống quản lý và độ phủ của thương hiệu: 20 điểm Điểm tối đa Điểm doanh nghiệp tự chấm
a. Cho biết thị phần sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, dựa theo nguồn dữ liệu nào? + Thị phần: ………………………………………………………………………………………………. + Nguồn dữ liệu:…………………………………………………………………………………………   8  
b. Số lượng đại lý tiêu thụ của doanh nghiệp là bao nhiêu? Mức tăng hàng năm so với đối thủ cạnh tranh là ít, trung bình hay nhiều: + Số lượng đại lý tiêu thụ của doanh nghiệp:……………………………………………………. + Mức tăng hàng năm: ít: Trung bình: Nhiều:   6  
c. Những giải pháp doanh nghiệp đang và sẽ áp dụng để tiếp cận khách hàng trong thời đại của cuộc cách mạng số : ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………….   4  
d. Để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, trong thời gian qua doanh nghiệp có nâng cấp hệ thống quản lý hay không ? 2  
      Không
     Có:  Những chương trình nào? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..  
 
10. Chất lượng và an toàn: 20 điểm Điểm tối đa Điểm doanh nghiệp tự chấm
a. Tóm tắt tầm nhìn và chiến lược về chất lượng và công tác Quản lý rủi ro (risk management) của doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 2  
b. Doanh nghiệp có công bố hoặc đăng ký tiểu chuẩn chất lượng sản phẩm/dịch vụ không (nếu có liệt kê): ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 6  
c. Các giải pháp quản lý chất lượng đang áp dụng để bảo đảm thực thi chính sách chất lượng đã công bố (nếu có liệt kê)? ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 4  
d. Biện pháp nhằm cung cấp thông tin cho khách hàng một cách rõ ràng về tính năng, chất lượng sản phẩm/dịch vụ (nếu có liệt kê)? ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 4  
e. Doanh nghiệp có đổi mới công nghệ để tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm phát thải ra môi trường, sử dụng nguyên vật liệu thân môi trường hay không (nếu có liệt kê)? ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 2  
f. Doanh nghiệp có đầu tư đổi mới công nghệ để tiết kiệm tiêu thụ điện năng, tiết kiệm năng lượng sử sụng, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch hay không (nếu có liệt kê) ? ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 2  
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
TP.HCM, ngày     tháng     năm 2021
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

** Lưu ý:

Hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn Giải thưởng “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” được lập thành 02 bộ và gửi bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp về trụ sở Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group), số 35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc trụ sở Sở Công Thương, Lầu 10, số 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

    1. a) Phiếu đăng ký tham gia xét chọn Thương hiệu Vàng Thành phồ Hồ Chí Minh (đính kèm mẫu Phiếu đăng ký);
    1. b) Bản sao Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp trong 3 năm liên tiếp trước năm xét chọn;
    1. c) Bản sao văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của thương hiệu đăng ký xét chọn còn hiệu lực do cơ quan chức năng cấp;
    1. d) Bản sao giấy tờ về chất lượng của các sản phẩm thuộc thương hiệu đăng ký xét chọn còn hiệu lực theo quy định của pháp luật;
    1. e) Bản sao giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 hoặc bản sao giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tương đương;
    1. f) Bản sao giấy chứng nhận ISO 14001, ISO 22000, ISO 17025, SA 8000, OHSAS 18001, HACCP, GMP, VietGap, Global Gap và bản sao các biên bản đánh giá giám định định kỳ hoặc tương đương (nếu có);
    1. g) Bản sao giấy chứng nhận các giải thưởng về chất lượng, uy tín thương hiệu (nếu có).

                       h) Tất cả các hồ sơ trên có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp.

QUY CHẾ

GIẢI THƯỞNG “THƯƠNG HIỆU VÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

(Ban hành kèm theo Quyết định số          /QĐ-UBND ngày   tháng 11 năm 2020 

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Điều 1. Quy chế này quy định về trình tự, thủ tục việc bình chọn, tuyên dương thương hiệu sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ đạt giải thưởng “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” (sau đây gọi tắt là Thương hiệu Vàng) và quyền lợi, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thương hiệu sản phẩm được lựa chọn, cấp Giấy chứng nhận đạt danh hiệu Thương hiệu Vàng nhằm lựa chọn, tôn vinh những thương hiệu của sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, giá trị sử dụng cao, được khởi tạo và thuộc sở hữu của doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và được người tiêu dùng yêu thích lựa chọn.

Điều 2. Đối tượng, điều kiện tham gia

  1. Đối tượng tham gia

– Thương hiệu của sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ tham gia bình chọn (sau đây gọi tắt là thương hiệu) là thương hiệu được hình thành và thuộc sở hữu của doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh); thương hiệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp tham gia bình chọn được xây dựng tối thiểu 02 năm tính tới ngày tham gia bình chọn.

– Ưu tiên đối với các thương hiệu thuộc 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu và 09 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu.

  1. Điều kiện tham gia

– Doanh nghiệp đăng ký thương hiệu tham gia bình chọn phải chấp hành tốt mọi quy định trong sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Thương hiệu tham gia bình chọn không vi phạm về bản quyền sở hữu và gian lận thương mại.

Điều 3. Nguyên tắc bình chọn

– Việc tổ chức bình chọn “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện công khai minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật theo từng lĩnh vực, ngành hàng.

– Một doanh nghiệp có thể đăng ký tham gia bình chọn một sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ đạt các tiêu chí đề ra sẽ được trao giải Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh; định kỳ hàng năm Hội đồng bình chọn thực hiện thẩm tra lại các thương hiệu đã được bình chọn làm cơ sở để tiếp tục công nhận.

– Doanh nghiệp gửi hồ sơ tham gia bình chọn trên nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm về các thông tin liên quan đến thương hiệu sản phẩm của mình.

Điều 4. Tiêu chí đăng ký xét chọn và tiêu chí xét chọn
  1. Tiêu chí đối với sản phẩm đăng ký xét chọn
  2. a) Là thương hiệu của sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật;
    b) Thương hiệu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam;
    c) Là thương hiệu của sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ có uy tín trên thị trường và thương hiệu khởi tạo và thuộc sở hữu của doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện bản sắc, đặc điểm gắn liền với Thành phố Hồ Chí Minh (nhắc đến thương hiệu, người tiêu dùng có thể nhận biết, hình dung hay liên tưởng ngay là sản phẩm của Thành phố Hồ Chí Minh)
  3. Tiêu chí đối với doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn
  4. a) Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam, đăng ký sản xuất, kinh doanh và có trụ sở chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
    b) Là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của thương hiệu đăng ký              xét chọn;
    c) Có thời gian sở hữu thương hiệu tối thiểu từ 02 năm liên tiếp trước năm xét chọn;
    d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường, lao động, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ về tài chính, thuế và các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước.
  5. Tiêu chí, thang điểm: (Theo mục II của Phiếu đăng ký tham gia bình chọn)
Điều 5. Hồ sơ đăng ký tham gia
Hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn Giải thưởng “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” được lập thành 02 bộ và gửi bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp về trụ sở Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group), số 35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc trụ sở Sở Công Thương, số 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
    a) Phiếu đăng ký tham gia xét chọn Thương hiệu Vàng Thành phồ Hồ Chí Minh (đính kèm mẫu Phiếu đăng ký);
    b) Bản sao Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp trong 3 năm liên tiếp trước năm xét chọn;
    c) Bản sao văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của thương hiệu đăng ký xét chọn còn hiệu lực do cơ quan chức năng cấp;
    d) Bản sao giấy tờ về chất lượng của các sản phẩm thuộc thương hiệu đăng ký xét chọn còn hiệu lực theo quy định của pháp luật;
    e) Bản sao giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 hoặc bản sao giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tương đương;
    g) Bản sao giấy chứng nhận ISO 14001, ISO 22000, ISO 17025, SA 8000, OHSAS 18001, HACCP, GMP, VietGap, Global Gap và bản sao các biên bản đánh giá giám định định kỳ hoặc tương đương (nếu có);
    h) Bản sao giấy chứng nhận các giải thưởng về chất lượng, uy tín thương hiệu (nếu có).
Lưu ý: Tất cả các hồ sơ trên có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp.

Điều 6. Quy trình bình chọn
– Bước 1: Doanh nghiệp có thương hiệu của sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các tiêu chí của Chương trình nộp hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn.
– Bước 2: Tiến hành lấy ý kiến bình chọn của người tiêu dùng về mức độ nhận biết thương hiệu, sự yêu thích và tính công dụng của sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ thông qua hệ thống bình chọn online trên website chính thức của Giải thưởng.
– Bước 3: Trên cơ sở các tiêu chí xét chọn và ý kiến bình chọn của người tiêu dùng và căn cứ hồ sơ, thông tin kiểm tra, Hội đồng bình chọn đánh giá, chấm điểm và quyết định các thương hiệu của sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ đạt giải; trình Ban Tổ chức Giải thưởng thông qua, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, công nhận.
– Bước 4: Tổ chức Lễ tuyên dương và trao giải.
– Bước 5: Truyền thông quảng bá về các thương hiệu đạt giải trên các phương tiện truyền thông của Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 7. Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ

– Thời gian: việc tổ chức bình chọn được tổ chức định kỳ hàng năm, bắt đầu từ năm 2020. Các năm tiếp theo, Hội đồng bình chọn tiếp tục bình chọn các thương hiệu sản phẩm mới mở rộng đối với các lĩnh vực, ngành nghề khác. Đồng thời, thẩm tra lại các sản phẩm đã được bình chọn làm cơ sở để tiếp tục công nhận.

– Địa điểm: Thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và sản phẩm đăng ký tại trụ sở Thời báo Kinh tế Sài Gòn hoặc Trụ sở Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh.

Điều 8. Tổ chức bình chọn

1. Trên cơ sở thực tế hồ sơ về thương hiệu đăng ký tham gia bình chọn, công bố trên trang website của Chương trình để người tiêu dùng bình chọn.

2. Hội đồng bình chọn căn cứ kết quả bình chọn của người tiêu dùng và các tiêu chí, bảng điểm để xét chọn cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực trên nguyên tắc độc lập, khách quan, công bằng.

3. Thương hiệu đạt danh hiệu “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” phải đạt tổng điểm từ 70% số điểm trên tổng số điểm của Hội đồng bình chọn và người tiêu dùng bình chọn (Tổng số điểm: 150 điểm. Trong đó: số điểm của Hội đồng bình chọn: 130 điểm; số điểm của người tiêu dùng bình chọn: 20 điểm).

4. Thống nhất, thông qua và công khai danh sách các thương hiệu được Hội đồng bình chọn trên các ấn phẩm của Thời báo Kinh tế Sài Gòn và trên trang thông tin điện tử của Thành phố để ghi nhận các ý kiến phản ánh trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông báo và giải quyết các ý kiến phản ánh (nếu có).

5. Chủ tịch Hội đồng bình chọn báo cáo Ban Tổ chức Giải thưởng về kết quả bình chọn. Sau khi thông qua kết quả bình chọn do Hội đồng bình chọn đề xuất, Ban Tổ chức Giải thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt kết quả bình chọn, ban hành Quyết định công nhận và trao Giấy chứng nhận.

6. Tổ chức Lễ Tuyên dương và trao giải.

Điều 9. Cơ cấu tổ chức Hội đồng bình chọn

1. Cơ cấu tổ chức Hội đồng bình chọn:

– Chủ tịch Hội đồng: Đại diện Lãnh đạo Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

– Phó Chủ tịch Hội đồng: Đại diện Lãnh đạo Sở Công Thương.

– Thành viên Hội đồng: Đại diện Lãnh đạo một số Hiệp hội, Hội ngành nghề có liên quan và các chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu.

Việc xem xét, đề cử các thành viên tham gia Hội đồng bình chọn do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp Sở Công Thương thực hiện và ký ban hành Quyết định thành lập Hội đồng bình chọn.

2. Nhiệm vụ Hội đồng bình chọn

– Căn cứ kết quả bình chọn của người tiêu dùng và các tiêu chí, bảng điểm để xét chọn cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực trên nguyên tắc độc lập, khách quan, công bằng.

– Tham khảo ý kiến nhận xét của các hội ngành nghề, độc giả và giải quyết các phản ánh, khiếu nại liên quan đến các thương hiệu được chọn (nếu có).

– Báo cáo Ban Tổ chức Giải thưởng về kết quả bình chọn để xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận.

Điều 10. Công nhận kết quả và trao Giấy chứng nhận

1. Thương hiệu được trao Giấy chứng nhận phải đáp ứng các quy định tại Điều 2 và Điều 4 Quy chế này; được người tiêu dùng và Hội đồng bình chọn chấm điểm. Cơ cấu và số lượng thương hiệu được trao Giấy chứng nhận do Hội đồng bình chọn quyết định.

2. Căn cứ kết quả bình chọn, Ban Tổ chức Giải thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt kết quả bình chọn, ban hành Quyết định công nhận và trao Giấy chứng nhận.

3. Giấy chứng nhận Thương hiệu Vàng có giá trị 02 năm tính từ ngày được trao.

Điều 11. Tổ chức trao giải

1. Ủy ban nhân dân Thành phố trao Giấy chứng nhận cho các thương hiệu sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ được công nhận.

2. Lễ trao Giấy chứng nhận được tổ chức vào dịp cuối năm.

3. Khuyến khích các hiệp hội ngành nghề, các cơ quan, đơn vị thông tin truyền thông, các doanh nghiệp tham gia, phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền về công tác bình chọn, tổ chức tôn vinh và quảng bá cho các thương hiệu được trao giải.

Điều 12. Quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp có Thương hiệu được công nhận Thương hiệu Vàng

  1. Quyền lợi

– Được giới thiệu trong các danh mục xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư của Thành phố.

– Được tham gia vào chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư của Thành phố trong và ngoài nước.

– Được hỗ trợ chi phí quảng bá thương hiệu trên các ấn phẩm của Thời báo Kinh tế Sài Gòn và trên trang thông tin điện tử của thành phố trong thời gian sản phẩm được bình chọn.

– Được ưu tiên trong hỗ trợ kết nối ngân hàng – doanh nghiệp để vay vốn sản xuất kinh doanh theo các chương trình của Thành phố hoặc của Trung ương triển khai trên địa bàn Thành phố.

– Được ưu tiên tham gia trong các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố như kích cầu đầu tư; đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; chương trình đào tạo nhân lực quản trị và công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm được công nhận; 

– Được ưu tiên tham gia vào các sự kiện kết nối cung – cầu với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

– Được hỗ trợ trong việc đào tạo, cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn về xây dựng và phát triển thương hiệu.

– Được sử dụng logo của Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

  1. Trách nhiệm:

Trong thời hạn thương hiệu được công nhận và đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp phải có trách nhiệm:

– Đảm bảo duy trì sản xuất và phát triển sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ được công nhận với tiêu chuẩn sản xuất, kinh doanh theo đúng cam kết tại hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn.

– Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất, xây dựng và thực hiện các giải pháp, kế hoạch, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thương hiệu được trao giải.

– Định kỳ hàng năm, báo cáo về cơ quan thường trực của Chương trình bình chọn (Sở Công Thương) về kết quả hỗ trợ từ các chính sách và các ưu đãi hỗ trợ khác liên quan của Nhà nước cho đầu tư phát triển sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ.

– Chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với thông tin về sản phẩm đăng ký và các thông tin liên quan khác đã cung cấp cho Ban Tổ chức; phối hợp Hội đồng bình chọn giải quyết các khiếu nại liên quan đến kết quả bình chọn thương hiệu của doanh nghiệp tham gia Chương trình (nếu có).

Điều 13. Giải quyết khiếu nại

– Thời hiệu xử lý khiếu nại với sản phẩm, dịch vụ tham gia bình chọn là 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền công bố danh sách sản phẩm được bình chọn đạt Thương hiệu Vàng. 

– Hội đồng bình chọn có trách nhiệm thụ lý giải quyết khiếu nại liên quan đến kết quả bình chọn trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. 

Điều 14. Thu hồi giấy chứng nhận

Trong trường hợp sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ được công nhận bị phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy chế bình chọn, tùy theo mức độ vi phạm mà Ban Chỉ đạo Chương trình bình chọn có thể xử lý hoặc thu hồi lại giấy chứng nhận.

Điều 15. Kinh phí thực hiện

Kinh phí tổ chức bình chọn thương hiệu sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ đạt giải “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” sử dụng từ nguồn ngân sách Thành phố và nguồn xã hội hóa theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Điều khoản thi hành

Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, hiệp hội, hội ngành nghề và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch tổ chức bình chọn, triển khai thực hiện tốt Quy chế này.

Quy chế này là căn cứ, cơ sở để Hội đồng bình chọn xây dựng tiêu chí, bảng chấm điểm chi tiết cho từng nhóm ngành hàng, lĩnh vực cụ thể. 

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về cơ quan thường trực (Sở Công Thương) để tổng hợp, báo cáo, tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết./.

Danh sách hội đồng bình chọn

Ông Trần Minh Hùng

Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Sài Gòn - Chủ tịch Hội đồng Bình chọn

Ông Trần Minh Hùng

Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc

Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM - Phó Chủ tịch Hội đồng Bình chọn

Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc

Ông Võ Trí Thành

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh - Thành viên

Ông Võ Trí Thành

Ông Phạm Phú Ngọc Trai

Chủ tịch GIBC - Thành viên



Ông Phạm Phú Ngọc Trai

Ông Trần Hoàng

Chủ tịch Hiệp hội Marketing - Thành viên


Ông Trần Hoàng

Bà Nguyễn Phi Vân

Chủ tịch Hiệp hội đầu tư thiên thần Đông Nam Á, Chuyên gia quốc tế về thương hiệu - Thành viên

Bà Nguyễn Phi Vân

Ông Bùi Thanh Tráng

Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Kinh Doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Thành viên

Ông Bùi Thanh Tráng

PGS.TS Trần Hà Minh Quân

Viện trưởng Viện ISB Đại học Kinh tế TPHCM - Thành viên

PGS.TS Trần Hà Minh Quân

Ông Nguyễn Ngọc Hòa

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM - Thành viên

Ông Nguyễn Ngọc Hòa

Ông Lê Hoài Quốc

Ủy viên Hội đồng Khoa học TP. HCM, Chủ tịch Hội Tự động hóa TP. HCM - Thành viên

Ông Lê Hoài Quốc